Sherry Lê
Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào? Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không? Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau: a) Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. b) Sáng hôm sau, Xiu thức giấc sau khi chợp mắt được một t...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 8 2017 lúc 8:57

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 6 2019 lúc 9:05

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

Bình luận (0)
Lan Anh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
21 tháng 3 2016 lúc 19:32

Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng:

  +Trường từ vựng về màu sắc : đỏ - hồng – ánh        

  +Trường từ vựng chỉ về lửa : lửa – cháy-  tro.                 

- Các từ trong hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (nhiều  người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong người anh, làm anh say đắm, ngất ngây, và lan tỏa cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh cũng ánh hồng).

- Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc .Nó miêu tả một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng,đắm say…( ngoài ra bài thơ còn sử dụng một số phép đối. 

Bình luận (1)
Liên Hồng Phúc
21 tháng 3 2016 lúc 19:26

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

Bình luận (0)
Lan Anh
21 tháng 3 2016 lúc 19:28

dài quá bạn nói thu gọn những ý chính giúp mình, 1 đoạn ngắn thôi

Bình luận (0)
Anh Tú
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 7 2018 lúc 15:08

-Các từ ''đỏ,xanh,hồng,lửa,cháy,tro'' tạo thành 2 trường từ vựng:trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa

-Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao ng khác ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toa trong con ng anh làm anh say đắm,ngây ngất và lan ra cả không gian làm nó biến sắc

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:23

Trường từ vựng :

- Từ áo đỏ, cây xanh, ánh(hồng), lửa cháy, tro
=> tạo thành 2 trường từ vựng : trg từ vựng chỉ màu sắc và lửa, các sự vật l;iên wan đến lửa
- Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau
=> nhấm mạnh tình yêu mãnh liệt của ng con trai dành cho người con gái

Phân tích :

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

Bình luận (0)
DIỆP NGUYỄN
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
13 tháng 7 2018 lúc 20:29

trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng

Bình luận (0)
Thời Sênh
14 tháng 7 2018 lúc 7:10

Trường từ vựng màu sắc : đỏ, xanh, hồng.

Trường từ vựng lửa, các sự vật liên quan đến lửa : lửa cháy, tro

Tác dụng : Nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt của người con trai dành cho người con gái

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 7 2018 lúc 8:54

tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+trường từ vựng về lửa :lưa , cháy, tro

Bình luận (0)
Lê Ngọc Như Ý
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Tuyển
Xem chi tiết
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
1 tháng 6 2021 lúc 19:53

1.

- Tác phẩm: Cô bé bán diêm

- Tác giả: An-đéc-xen

2.

- “Chà”: Tình thái từ

- Phân biệt:

Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?: Tình thái từ thể hiện tâm trạng bần thần, ao ước của em bé.

Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! : Tình thái từ thể hiện sự ngạc nhiên.

3. Sự thờ ơ vô cảm trong xã hội hiện đại

* Về hình thức: đoạn văn từ 10 – 12 câu.

* Về nội dung: Đảm bảo các ý sau:

- Giải thích “Thờ ơ vô cảm” là gì?: Thờ ơ, vô cảm là trạng thái không có cảm xúc, tình cảm, sống dửng dưng, không tình yêu thương, không quan tâm đến bất cứ sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống. Thờ ơ vô cảm ngày càng trở thành căn bệnh nguy hiểm của xã hội.

- Biểu hiện của lối sống thờ ơ, vô cảm.

- Nguyên nhân: Xã hội phát triển, nhiều loại hình vui chơi giải trí xuất hiện, đặc biệt là thế giới ảo. Nền kinh tế thị trường khiến con người sống vật chất hơn, thực dụng hơn. Do phụ huynh nuông chiều con cái, hoặc không quan tâm tới con cái,…

- Hậu quả: Trở thành những kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm trước nỗi đau của đồng loại. Không biết sẻ chia, yêu thương mọi người,..

- Biện pháp: Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, sống thân thiện, chan hòa với mọi  người,..

- Đây là lối sống đáng bị lên án và loại trừ. Bản thân mỗi chúng ta cần sống đúng chuẩn mực đạo đức của mỗi con người, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Suki
Xem chi tiết
Quynh Vu
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
17 tháng 9 2018 lúc 8:54

1. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa: Bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Câu hỏi nêu ra không nhằm để hỏi mà để thể hiện niềm mong mỏi của cô bé, mong ước được quẹt que diêm để sưởi ấm.

2. Các từ cùng trường từ vựng:

- quẹt, sưởi, hơ.

- diêm bén lửa, ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói.

=> Tác dụng: các trường từ vựng đều xoay quanh việc cô bé mong muốn được quẹt que diêm để sưởi ấm. Các trường từ vựng này phần nào phản chiếu tình cảnh đáng thương của cô bé.

3. Chi tiết miêu tả ngọn lửa diêm: Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần biến đi, trắng ra, rực hồng, sáng chói trông đến vui mắt.

=> Ý nghĩa: Ngọn lửa tuy nhỏ nhoi nhưng phần nào sưởi ấm cho cô bé (dù chỉ trong giây lát). Ngọn lửa đồng thời cũng thắp lên những niềm hi vọng, những khát khao của cô bé (được yêu thương, được gặp lại bà lại mẹ và có cuộc sống đủ đầy trọn vẹn).

4. Nếu bắt gặp hình ảnh những em bé bán báo, đánh giày, trẻ lang thang cơ nhỡ trên đường phố em sẽ tìm cách giúp đỡ các bạn nhỏ ấy. Em sẽ tặng bạn nhỏ tấm áo hay những tập sách, vở không dùng đến,... Em sẽ gây quỹ, làm kế hoạch nhỏ hoặc xin với bố mẹ được giúp đỡ các bạn nhỏ ấy...

Bình luận (0)
Hưng Việt Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Đức Khải
5 tháng 10 2021 lúc 20:26

chưa làm hả Hưng :)

 

Bình luận (0)